Mở thẻ tín dụng VIB online 100%; Hoàn tiền chi tiêu lên đến 6%. XEM NGAY

Xuất phát điểm của mỗi người có quan trọng không?

Hãy khám phá cách tìm ra xuất phát điểm của bạn và sử dụng nó để xây dựng một sự nghiệp thành công.

Có câu nói rất hay: Không ai có quyền chọn cho mình nơi sinh ra, có thể xuất phát điểm của bạn là số 0, nhưng không có nghĩa bạn sẽ bằng 0. Ai cũng muốn mình có một xuất phát điểm tốt cả. Tuy nhiên, nếu bạn ko có được may mắn đó thì cũng ko có nghĩa là mọi thứ chấm hết.

Khi bạn không sinh ra ở vạch đích?

Sinh ra ở vạch đích, giàu từ trong trứng nước...là những từ để chỉ những người may mắn được sinh ra trong một gia đình có điều kiện: được học trường xịn, học thêm học bớt, có gia sư riêng, kẻ đón người đưa, kẻ hầu người hạ, tốt nghiệp ra trường thì đã có sẵn vị trí được sắp xếp.

Và ngược lại, có những bạn sinh ra đã phải bươn chải cùng gia đình lo cái ăn, cái mặc hàng ngày, học hành thì phải tự thân vận động, tự nỗ lực tự ngày, có khi còn cả không được đến trường.

Vậy thì rõ ràng, xuất phát điểm tốt cũng là một ưu thế. Đó là suy nghĩ của gần như tất cả mọi người kém may mắn. Đôi khi chúng ta vẫn buồn vì điểm xuất phát của mình chẳng bằng người ta.

Nhưng chúng ta sẽ lấy mốc nào để so sánh đây? Bạn sinh ra trong 1 gia đình nông dân nghèo, bạn nhìn lên thì thấy mình kém may mắn thật. Nhưng nếu bạn nhìn xuống môt chút thì bạn sẽ thấy mình đủ 2 tay 2 chân, được nhìn thấy ánh mặt trười thì mình lại đang may mắn hơn rất rất nhiều các bạn bị khiếm khuyết bẩm sinh khác.

Và trong thực tế đã chứng minh, rất nhiều người không có xuất phát điểm tốt, dù chỉ học trường lầng nhưng nhờ sự nỗ lực của bản thân, sự đam mê cháy bỏng, một ý chí vươn lên, tự đứng dậy sau mỗi thất bại...và họ đã rất rất thành công.

Có rất nhiều câu chuyện như thế ở Việt Nam và trên thế giới. Nhưng hôm nay mình muốn nhắc đến 1 người mà chắc ai cũng biết, đó là: Cristiano Ronaldo - Từ cậu bé nghèo đến huyền thoại bóng đá. Xuất phát điểm của anh ra sao? Anh sinh ra trong một gia đình có mẹ là một đầu bếp, và bố là một người làm vườn thời vụ nhưng phải nuôi 4 người con. Và tệ hơn là bố mẹ anh đã ly thân lúc anh mới 11 tuổi.

Và quay lại phần trên, thì cũng không ít các cậu ấm cô chiêu chỉ biết sa đã vào tệ nạn xã hội, coi trời bằng vung, thái độ sống lỗi lõm dù được đào tạo trong các ngôi trường danh giá. Còn tệ hơn là nhiều người coi cha mẹ không ra gì, chỉ tôn sùng vật chất thì cha mẹ có để lại bao nhiêu tài sản cũng sẽ hết.

Vậy thì bạn có đồng ý với mình rằng: Xuất phát điểm của mỗi người là điều kiến cần, là ưu thế chứ không phải là điều kiện đủ để quyết định cuộc đời một người sau này như thế nào. Mà chính chúng ta mới là người quyết định và làm chủ nó.

Một hoàn cảnh, hai cuộc đời

Ngày xửa, ngày xưa...

Tại một ngôi làng nọ có hai anh em sinh đôi trong một gia đình nghèo khó, mẹ mất sớm, còn người cha tối ngày say xỉn. Tuổi thơ của chúng trôi qua với hình ảnh một người cha rất đáng sợ mỗi khi nhậu say về. 

Năm tháng qua đi, hai cậu bé ngày xưa cũng đã lớn lên theo đúng quy luật cuộc sống. Người anh đã trở thành một người nghiện rượu và say sỉn tối ngày như cha mình, lười lao động. Còn người em thì trở thành người tham gia các hoạt động xã hội, tích cực tham gia các phong trào tuyên truyền tác hại của bia rượu, ma túy.

Một nhà tâm lý học nghe được câu chuyện này và lấy làm ngạc nhiên. Sau đó ông quyết định sẽ làm một cuộc khảo sát với hai anh em để tìm câu trả lời. Ông đặt câu hỏi với người anh trai:

- Tại sao anh trở thành người như vậy?

- Người anh trả lời: Bởi vì tôi sinh ra trong gia đình như vậy, lớn lên trong hoàn cảnh như vậy; Nên tôi phải trở thành người như vậy.

Và cùng với câu hỏi đó, ông tìm gặp người em để hỏi: Tại sao anh trở thành người như vậy?

Thật là bất ngờ, khi người em cũng đưa ra một câu trả lời tương tự: Bởi vì tôi sinh ra trong gia đình như vậy, lớn lên trong hoàn cảnh như vậy; Nên tôi phải trở thành người như vậy.

Có ai đó đã từng nói: “Cảnh khổ là một nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho kẻ khôn khéo, một vực thẳm cho kẻ yếu đuối”. Hoàn cảnh không bao giờ là nguyên nhân cho những hành động không đúng mực, tiêu cực hoặc sai trái. Nó chỉ là lý do để những kẻ lười biếng, không có ý chí và tâm hồn hẹp hòi vịn vào đó tự bào chữa cho mình mà thôi.

Trong cuộc sống lẫn công việc, không có trở ngại nào lớn bằng việc bạn cho bản thân mình cái quyền được vấp ngã. Chính suy nghĩ của bạn, chứ không phải hoàn cảnh, viết nên cuộc đời mỗi người.

Xem phần 2: Ai quyết định cuộc đời của bạn?

 Chủ đề gợi ý xem :

Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh YoutubeFanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng

© Thành HR's Blog. All rights reserved. Developed by Jago Desain