Mở thẻ tín dụng VIB online 100%; Hoàn tiền chi tiêu lên đến 6%. XEM NGAY

Các đối tượng không nên cho mượn tiền

Tìm hiểu vì sao bạn không nên cho mượn tiền và những hậu quả có thể xảy ra nếu bạn không cẩn thận.

 

Cá nhân chúng ta chắc ai cũng đã từng có lúc gặp khó khăn chuyện tiền bạc. Ngoài việc phải tìm đến Ngân hàng hoặc các công ty tài chính để vay tiền, thì có một phương án khác tốt hơn đó là mượn của người thân. Vì giúp đỡ nhau trong cuộc sống là chuyện tốt, chuyện nên làm đúng không nào?

Tuy nhiên, có một tình huống trớ trêu là có những người vay mượn tiền vô tội vạ cho những mục đích không rõ ràng. Họ xem việc bạn phải cho mượn tiền như là một nghĩa vụ phải làm. Vậy làm sao để nhận diện được những đối tượng nào mình phải hạn chế hoặc không nên cho mượn tiền lần 2, lần 3. Cùng tham khảo một vài ý kiến cá nhân của mình bạn nhé!

Trả nợ cờ bạc

Cờ bạc có ma lực và cám dỗ rất khủng khiếp. Nếu ai đó đã lao vào con đường này thường rất khó để từ bỏ. Tuy nhiên là khó chứ không phải là không thể. Nên đòi hỏi cá nhân người đó phải có một quyết tâm đủ lớn để biết điểm dừng phù hợp.

Ai cũng phải có trách nhiệm với chỉnh bản thân mình. Việc cờ bạc đến nỗi nợ nần và mất khả năng trả nợ có nghĩa là chính họ vô trách nhiệm với bản thân họ. Và nguy hiểm hơn là họ không nhận ra điều đó để quyết tâm từ bỏ mà ngày càng lún sâu hơn.

Khi cho đối tượng này mượn tiền, bạn nên cân nhắc xem họ có quay lại con đường cũ không, có khả năng trả nợ không. Bởi vì số tiền bạn cho mượn chỉ như muổi bỏ biển mà không thay đổi được gì. Trong trường hợp này, nếu cần thiết thì bạn nên cho tặng, thay vì cho mượn thì sẽ dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, vẫn có số ít trường hợp thực sự nghiêm túc bắt đầu lại, tu chí làm ăn thì sự giúp đỡ của bạn lúc này rất có ý nghĩa với họ. Thật khó để phân biệt được thật giả, vì đa số người nghiện cờ bạc lúc nào mượn tiền cũng bảo là bỏ rồi, sợ rồi nhưng họ chỉ nói dối. Nên tùy thực tế mà bạn đánh giá và cân nhắc nhé!

Lười lao động

Có một số ít đối tượng rất lười lao động, họ xem việc đi làm chỉ đủ ăn đủ mặc là điều tầm thường, luôn có tư tưởng phải làm việc lớn kiếm nhiều tiền thì mới đáng để làm. Và kết quả là họ không làm gì cả, vì không làm việc nhỏ sao thành việc lớn, không có tiền thì làm sao có thể bắt đầu được.

Tuy không có tiền nhưng xài rất sang, luôn mượn tiền mua sắm, ăn xài, du lịch mà chẳng thấy họ đi làm. Chỉ ở nhà ăn chơi, nhậu nhẹc rồi than thân trách phận, suốt ngày chỉ biết than nghèo than khổ. Đây là dạng người lười lao động. Nếu giúp đỡ thì được, còn cho mượn tiền chỉ để họ chi tiêu qua ngày mà không chí thú làm ăn gì . Với trường hợp này thì bạn cũng hãy cân nhắc kỹ.

Và họ thường xem việc phải cho họ mượn tiền gần như là trách nhiệm của bạn vậy. Bạn không cho mượn thì họ đi rêu rao rằng bạn cũng có chút của ăn của để, vậy mà giúp đỡ anh em chút vốn làm ăn mà bạn cũng khó khăn này nọ. Nếu thực sự bạn đã giúp đỡ họ một vài lần mà vẫn không thay đổi, bạn hãy mạnh dạn từ chối và đừng tự xem đó là trách nhiệm của bạn nữa.

Mượn tiền hơn một lần không trả

Có câu nói vui rằng: Đứng cho vay, quỳ đòi nợ. Ai cũng thừa biết điều này, nhưng không phải ai cũng có thể thẳng thắn từ chối lời mượn tiền. Nên có khá nhiều người rơi vào tình huống trớ trêu này. 

Bạn cho một ai đó mượn tiền vì xem trọng mối quan hệ đó, có khi bạn phải dốc hết tiền mình có hoặc phải mượn người khác cho họ mượn. Vậy mà đến hạn phải trả thì bạn chỉ nhận được một sự im lặng đáng sợ, lúc này thì nếu bạn mở miệng đòi thì ngại, mà nếu im lặng thì cũng khó chịu.

Nhiều người lúc khó khăn cần mượn tiền thì hồ hởi, hứa hẹn ngày than toán. Nhưng sau đó thì im lặng từ tháng này qua tháng khác xem như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Bẵng đi một thời gian lại thấy mượn lại. Đây rất có thể là dạng mượn rồi xù nợ vì biết bạn cả nể không đòi. Bạn nên dứt khoát từ chối cho mượn tiền đối với thể loại này. Thà mất tình cảm chứ không nên mất cả tiền và tình cảm.

Mượn tiền như một thói quen

Có người cứ mượn rồi trả, mượn rồi trả nhưng cứ lặp đi lặp lại mãi và số tiền cứ tăng dần, tăng dần. Bạn cũng nên lưu ý, có thể họ không biết cách quản lý tiền bạc, chi nhiều hơn làm được nên luôn luôn bị mất cân đối tài chính. Nên hỏi rõ mục đích vay tiền và khuyên răn họ nên cân đối lại chi tiêu và cũng dứt khoát không cho mượn nữa để họ không dựa dẫm vào bạn.

Các đối tượng mà mình nêu ra ở trên, khi cho vay tiền bạn cũng hãy xác định là có thể sẽ mất. Để bạn không thấy khó chịu thi mình bị quỵt nợ. Và nhớ, đã hết lòng với họ rồi thì lần sau cứ từ chối thẳng mà không cần đắn đo nữa nhé! Đôi khi đó cũng là cách để giữ lại tình cảm giữa bạn và họ.

Tôi là Thành HR - Follow mình để nhận bài học mới nhất nha. facebook

Post a Comment

Cám ơn phản hồi của bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành và thường xuyên dành thời gian ghé thăm Blog mình nha!

 Chủ đề gợi ý xem :

Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh YoutubeFanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng

© Thành HR's Blog. All rights reserved. Developed by Jago Desain