Mở thẻ tín dụng VIB online 100%; Hoàn tiền chi tiêu lên đến 6%. XEM NGAY

Các lưu ý khi lập mục tiêu cho năm mới theo SMART

Ưu điểm khi áp dụng SMART là dễ hiểu và dễ thực hiện theo. Nó bao gồm 5 yếu tố: Specific, Measurable , Attainable, Relevant , Time-bound

Sau đây là vài bí kíp của nguyên tắc SMART, các bạn có thể tham khảo thử để có thể lập một kế hoạch mục tiêu cho bản thân nhé! 

Các lưu ý khi lập mục tiêu theo SMART


Chào mừng các bạn đang đến với series các bài viết về Phát triển bản thân cho người chưa có kinh nghiệm của Blog Nghề Nghiệp. Tôi là Thành HR sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình này. Và chủ đề mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngày hôm nay là Các lưu ý khi lập mục tiêu theo SMART.

Hàng năm, chúng ta thường sẽ lập một kế hoạch các mục tiêu cần đạt được. Và xem đó là kim chỉ nam để bám theo mà thực hiện. Tuy nhiên, lập kế hoạch mục tiêu như thế nào là cả một câu chuyện dài và không phải ai cũng biết cách để làm. Cùng tham khảo bạn nhé!

Mục tiêu là gì?

Theo Wikipedia thì Mục tiêu là một ý tưởng của tương lai, hoặc kết quả mong muốn của một người hay một nhóm người đã hình dung ra, kế hoạch và cam kết để đạt được. Những nỗ lực để đạt được mục tiêu trong một hữu hạn thời gian, bằng cách đặt ra hạn chót.

Theo Edwin A. Locke và Gary P. Latham -  cha đẻ của lý thuyết thiết lập mục tiêu, họ nhận thấy rằng các mục tiêu cụ thể, khó khăn dẫn đến hiệu suất cao hơn mục tiêu hoặc hướng dẫn dễ dàng để làm hết sức mình nếu có cam kết rõ ràng và mục tiêu đưa ra dựa trên năng lực thực của người đó.

Lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART

Thuật ngữ S.M.A.R.T được biết đến đầu tiên trong ấn bản "Management Review " tháng 11 năm 1981 của George T. Doran. Ưu điểm khi áp dụng SMART là dễ hiểu và dễ thực hiện theo. Nó bao gồm 5 yếu tố như sau:

S - Specific (Cụ thể)

Khi đặt mục tiêu, bạn hãy viết cụ thể về những gì muốn hoàn thành. Bạn có thể kết hợp thêm mô hình câu hỏi "5W+1H" có thể giúp mục tiêu trở nên cụ thể hơn:

Điều gì (What) - Nghĩ về chính xác những gì chúng ta đang cố gắng thực hiện

Ai (Who) - Xem xét những người cần tham gia hoặc liên quan đến mục tiêu của bạn.

Khi nào (When) - Đặt khung thời gian hoàn thành

Ở đâu (Where) - Xác định vị trí hoặc sự kiện có liên quan

Tại sao (Why) - Lý do của mục tiêu là gì?

Ai cũng biết rằng điều khó nhất là chiến thắng bản thân mình. Vì vậy, hãy cho bản thân một lý do quan trọng tại sao phải thực hiện mục tiêu này bạn nhé!

Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu thức dậy lúc 6h vào mỗi buổi sáng, nhưng thực tế bạn chưa thực hiện được lần nào vì rất nhiều lý do bạn luôn tự đưa ra để thỏa thuận với bản thân như là: do hôm nay đi làm về trễ, vì hồi tối bận làm báo cáo khuya....

Cho nên, việc phải viết ra câu trả lời: Tại sao mình đặt ra mục tiêu này, và thực hiện nó thì ta được gì? Ngược lại nếu không thực hiện nó thì bạn sẽ phải đánh đổi điều gì?

Ví dụ: Việc thức dậy sớm vào mỗi buổi sáng giúp bạn có thời gian tập thể dục rèn luyện sức khỏe, giúp cơ thể trẻ lâu hơn, chống lão hóa, giảm stress; Và bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị cho một ngày làm việc sẽ năng động, hiệu quả hơn là việc sáng nào cũng tất bật chạy tới cơ quan một cách vội vã.

Vậy, khi luôn ghi nhớ tại sao tôi phải thực hiện nó sẽ giúp bạn dễ dàng theo đuổi mục tiêu mình đã lập ra tới cùng, thay vì là bỏ ngang hoặc thực hiện không xuyên suốt.

Measurable (Có thể đo lường được)

Tiêu chí có thể đo lường được hiểu là Định lượng, hay nói nôm na là có thể đo kiểm được chứ không phải mơ hồ. Ví dụ tôi sẽ thành công, nhưng thành công cụ thể là gì? Đạt được bao nhiêu tiền hay thăng cấp lên chức vụ gì...

Tiêu chí "có thể đo lường được" sẽ giúp bạn theo dõi tỷ lệ phần trăm tiến trình của mục tiêu. Câu hỏi "Số liệu nào sẽ được sử dụng để xác định mục tiêu sẽ hoàn thành" sẽ có thể giúp mục tiêu trở nên dễ đo lường hơn.

Attainable (Có thể đạt được)

Chúng ta thường phạm sai lầm là ôm đồm quá nhiều mục tiêu và không có thứ tự ưu tiên, nên kết quả rất dễ bị dỡ dang mọi thứ. Điều lưu ý đầu tiên khi Lập mục tiêu đó là nên đặt vừa phải dựa trên điểm mạnh, điểm yếu cá nhân của bạn. Cũng như là các yếu tố khách quan, chủ quan tác động...để mục tiêu đó không bị phi thực tế hoặc quá dễ so với bạn.

- Nếu bạn đặt mục tiêu quá thấp: Thôi thì bạn không cần đặt mục tiêu luôn cho rồi.

- Nếu mục tiêu bạn quá cao: Chắc chỉ có thể chuyển sang bán hàng đa cấp hoặc mua Vietlott mới mong đạt được.

Vậy thì hãy cân nhắc và có tính toán để đưa ra một mục tiêu đúng với bản thân của bạn. Đừng nhìn vào người khác và cố gắng trở thành bản sao của họ, điều đó là không cần thiết bạn nhé! Mục tiêu có thể đạt được khi bạn trả lời được các câu hỏi sau:

- Làm thế nào để hoàn thành mục tiêu

- Các công cụ / kỹ năng cần thiết để hoàn thành mục tiêu

- Các yếu tố khách quan khác cần dự báo sẽ có thể tác động đến kết quả.

Relevant (Có tính thực tế)

Tiêu chí thực tế được hiểu là nêu rõ những kết quả thực tế có thể đạt được, dựa trên các nguồn lực sẵn có, và nhất là phải dựa vào khả năng thực tế của bản thân. Chứ không phải là một ước mơ viễn vông như hồi bạn còn học mẫu giáo.

Mình ví dụ hồi nhỏ bạn từng ước làm phi hành gia để được du hành vào vũ trụ. Tuy nhiên, nó chỉ là ước mơ tuổi thơ. Còn bây giờ bạn lập mục tiêu thì phải thực tế hơn như là: Tôi sẽ hoàn thiện tiếng Anh giao tiếp trong vòng 6 tháng để thi vào Tiếp viên hàng không để được du hành trên bầu trời thường xuyên hơn.

Time-bound (Thời gian thực hiện)

Khi đã vạch rõ các mục tiêu rồi thì bạn cần có thời hạn để hoàn thành nó. Bởi vì rất nhiều người vẫn lập kế hoạch hàng năm, nhưng trong số đó vẫn có người không thực hiện được vì chúng ta thường hay có những lý do biện minh cho việc không thực hiện và thói quen trì hoãn. Thôi, sang năm bắt đầu lại là câu nói quen thuộc của việc trì hoãn này.

Việc có vạch ra thời gian thực hiện giúp bạn tăng năng suất làm việc, cải tiến quy trình và nỗ lực tối đa để kịp thời gian hoàn thành. Thực tế sẽ có những lý do khách quan dẫn đến việc bạn không thể thực hiện được mục tiêu đúng thời gian. 

Chẳng hạn, bạn có 1 cơ hội mua nhà ở xã hội trả góp trong năm nay và bạn đánh giá nó rất phù hợp với bạn, nên bạn phải dồn toàn bộ tài chính để chi trả. Dẫn đến mục tiêu là bạn phải dư 200 triệu của năm nay không hoàn thành và phải điều chỉnh lại là điều hợp lý.

Phương pháp lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART vẫn có một vài hạn chế như nó không thực sự hiểu quả cho các mục tiêu dài hạn. Nên bạn hãy linh hoạt áp dụng theo thực tế bản thân. Có câu nói vui thế này: Thói quen xấu cũng như chiếc giường êm ái, dễ ngã lưng nhưng khó nhấc mình dậy. Chúc bạn sẽ hoàn thành mục tiêu của năm tiếp theo thật rực rỡ.

Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh Youtube và Fanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng.

Tôi là Thành HR - Follow mình để nhận bài học mới nhất nha. facebook

Post a Comment

Cám ơn phản hồi của bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành và thường xuyên dành thời gian ghé thăm Blog mình nha!

 Chủ đề gợi ý xem :

Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh YoutubeFanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng

© Thành HR's Blog. All rights reserved. Developed by Jago Desain